So sánh sản phẩm

Ngành điện ở Việt Nam

Ngày đăng : 17:26:39 16-10-2022

1. Phát triển ngành điện tại Việt Nam
1.1. Tiêu thụ và nhu cầu sử dụng điện

Tổng năng lượng tiêu thụ ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh trong những năm qua để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự tăng trưởng này phù hợp với việc công nghiệp hóa và việc hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam sau công cuộc đổi mới năm 1986. Xét về việc tiêu thụ điện theo lĩnh vực, công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng là ba ngành tiêu thụ điện nhiều nhất. Ngành thương mại và dịch vụ công cũng như nông và lâm nghiệp chỉ tiêu thụ một phần tương đối nhỏ.

1.2. Sản xuất điện

Sản lượng điện hàng năm đã tăng hơn 20 lần, từ 8,6 TWh vào năm 1990 đến 240,1 TWh vào năm 2019. Tỷ lệ tăng hàng năm trong giai đoạn này rơi vào khoảng 12-15%, gần như gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Thủy điện, khí tự nhiên và than là những nguồn năng lượng chính cho sản xuất điện. Than chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn năng lượng với 41,6%, theo sau là thủy điện với 37,7% và khí với 18,8%. Ngoài thủy điện lớn, bao gồm cả thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ (0,5%). Mặc dù vậy, từ đầu năm 2019, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống năng lượng đã tăng lên đáng kể; phần nhiều nhờ vào năng lượng mặt trời; tuy vậy, năng lượng gió cũng đang trên đà phát triển.
 

Hình 1: Sản xuất điện và Công suất lắp đặt theo nguồn (2019)

 

Trong Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia VII điều chỉnh (QHĐ 7 điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/3/2016, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân được dự đoán vào khoảng 7% trong giai đoạn 2016-2030. Để đáp ứng nhu cầu điện trong nước, QHĐ VII điều chỉnh đặt mục tiêu điện thương mại đạt ngưỡng 235-245 tỷ kWh vào năm 2020; 352-379 tỷ kWh vào năm 2025; và 506-559 tỷ kWh vào năm 2030. Các mục tiêu cho sản xuất điện và nhập khẩu điện là 265-278 tỷ kWh vào năm 2020; 400-431 tỷ kWh vào năm 2025; và 572-632 tỷ kWh vào năm 2030.

Theo QHĐ VII điều chỉnh, than đá sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu trong giai đoạn 2020-2030, chiếm tới 42,7% vào năm 2020; 49,3% vào năm 2025 và 42,6% vào năm 2030.

Hình 2: Mục tiêu Công suất Lắp đặt, theo QHĐ VII điều chỉnh

* Năng lượng thủy điện nhỏ, gió, mặt trời và sinh khối
** Thủy điện lớn, vừa và tích năng
Nguồn: QHĐ VII điều chỉnh, tháng 3 năm 2016

2. Năng lượng tái tạo

Nếu tính cả thủy điện, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng công suất lắp đặt đạt hơn 40% trong năm 2018.

 

QHĐ VII điều chỉnh nêu rõ việc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học) sẽ được ưu tiên cho tương lại của các nguồn điện quốc gia. Các mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản lượng điện lần lượt là 6,5% vào năm 2020; 6,9% vào năm 2025 và 10,7% vào năm 2030.

Hình 3: Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cho năm 2020, 2025 và 2030

Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VII điều chỉnh

GIZ đang hoàn thiện bản đồ các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam (đang phát triển, đã đăng ký quy hoạch, đang xây dựng và đã đi vào vận hành). Có thể so sánh các dự án đó với các quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh. Bản đồ này hiện có ở bên dưới và sẽ thường xuyên được cập nhật. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng đọc nội dung đăng tải tại đây.

Figure 4: Bản đồ các dự án năng lượng tái tạo đang hoạt động hoặc đã được phê duyệt ở Việt Nam

Cập nhật lần cuối: 07/2020

Các dự án năng lượng mặt trời

Các dự án năng lượng gió

Các dự án năng lượng sinh khối


3. Thị trường điện

Ngành năng lượng ở Việt Nam hiện tại chủ yếu do Chính phủ quản lý thông qua Bộ Công Thương và được các tập đoàn nhà nước lớn vận hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị sản xuất điện chính tại Việt Nam. Ngoài ra, EVN giữ vị trí độc quyền trong việc truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống điện, cũng như chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường sản xuất. . Nắm tỉ trọng còn lại trong việc sản xuất điện là các tập đoàn nhà nước khác như PetroVietnam (các nhà máy điện khí) hay Vinacomin (các nhà máy điện than). Các nhà đầu tư nước ngoài hầu hết sử dụng mô hình BOT (Build-Own-Transfer) còn các nhà đầu tư trong nước sử dụng mô hình nhà máy điện độc lập (IPP: independent power plant). Điện được sản xuất từ các IPP được bán cho EVN theo các hợp đồng dài hạn. Số lượng các IPP đã tăng mạnh trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Việt Nam dự kiến phát triển thị trường điện cạnh tranh trước năm 2023. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 đã nhấn mạnh và xác nhận việc loại bỏ sự độc quyền từ năm 2005. Quá trình cải cách thị trường này dự kiến được tiến hành theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1
• Thị trường phát điện cạnh tranh (cuối năm 2014)

Phase 2
• Thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2016)
• Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn toàn (2017-2021)

Giai đoạn 3
• Thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (2021-2023)
• Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn toàn (sau năm 2023)

4. Lưới điện Quốc gia

Hệ thống điện Việt Nam đang được vận hành ở điện áp cao 500kV, 220kV và 110kV và điện áp trung bình 35kV tới 6kV. Điện được hòa lưới bởi mạng lưới truyền tải 500kV, được quản lý và vận hành bởi Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NTC) trực thuộc Tập đoàn EVN. Đường dây truyền tải điện 500kV và 220kV được Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia quản lý trong khi đường dây 110kV, 35kV và 6kV được các công ty điện lực vùng quản lý.

Để đáp ứng nhu cầu điện của quốc gia trong tương lai, Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng lưới điện quốc gia. Mục tiêu là phát triển thêm các đường truyền tải điện cùng với việc xây dựng thêm các nhà máy mới để đạt được i) hiệu quả đầu tư tổng thể, ii) kế hoạch cấp điện của tỉnh và các chương trình điện khí hóa nông thôn, iii) cải thiện độ tin cậy của nguồn cung điện và iv) sử dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng.

Tags:
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn