- Sử dụng máy phát điện có công suất lớn hơn từ 10 – 15% công suất tổng của các thiết bị điện trong gia đình.
- Lắp cầu dao chuyển tiếp, đảo nguồn điện giữa hệ thống điện lưới và điện từ máy phát để tránh làm hỏng thiết bị khi có điện lưới trở lại.
- Lắp đặt dây tiếp đất cho máy phát điện để đề phòng điện rò rỉ.
- Sử dụng một loại nhiên liệu cố định và đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nguồn nhiên liệu không đồng nhất, có lẫn nước hoặc tạp chất sẽ khiến máy hoạt động không ổn định, lắng cặn trong thùng chứa và phát ra tiếng nổ khi vận hành.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy và tham khảo tư vấn lắp đặt, đấu nối máy phát điện từ những người có kinh nghiệm chuyên môn hoặc am hiểu kĩ thuật. Đấu nối nguồn điện từ máy phát điện không đúng kĩ thuật có thể gây nổ cầu chì, hỏng máy phát hoặc các thiết bị sử dụng trong gia đình.
Không nên:
- Đặt máy ở khu vực ẩm ướt hoặc gần bếp lửa. Tuyệt đối không vận hành thiết bị khi trời đang mưa.
- Sử dụng máy trong khu vực kín gió, trong tầng hầm vì khí Cacbon mônôxít (CO) sinh ra trong quá trình hoạt động của máy phát điện.Khí CO thải ra không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Nồng độ CO chỉ khoảng 0,1% trong không khí cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người
- Tiếp thêm nhiên liệu khi máy đang hoạt động, vì sẽ gây nguy cơ cháy nổ.
- Sử dụng khi máy phát ra tiếng kêu to, khác thường hoặc xuất hiện khói, mùi khét.
- Vận hành máy khi nhiệt độ nước làm mát hoặc nhiệt độ động cơ quá cao.
Lưu ý bảo dưỡng, bảo quản thiết bị:
- Sau mỗi lần sử dụng: Kiểm tra toàn bộ thiết bị, bổ sung nước làm mát và tra thêm dầu nếu cần thiết.
- Sau 50 giờ sử dụng: Thay dầu, làm sạch bộ lọc nhiêu liệu và thay nhiên liệu mới.
- Sau khoảng 100 giờ sử dụng: Nên tháo toàn bộ lượng dầu cũ trong máy và thay dầu mới, vệ sinh bộ chuyển động và bộ lọc gió.
- Khi máy hoạt động từ 300 giờ trở lên: Thay nước làm mát, rút sạch toàn bộ nhiên liệu và vệ sinh thùng chứa.
- Khi không sử dụng: Đặt thiết bị tại nơi khô ráo, thoáng mát. Sau một khoảng thời gian không sử dụng nên để máy chạy không tải 5-10 phút.